
Hệ thống bếp công nghiệp là các thiết bị công nghiệp được lắp đặt theo quy chuẩn được sử dụng với mục đích nấu nướng và chế biến thực phẩm để phục vụ nhu cầu ăn uống của nhiều người. Nó khác với các khu bếp inox gia đình về cả quy mô và các vật dụng cần thiết. Để có một hệ thống bếp đủ tiêu chuẩn, cần có sự tư vấn của các chuyên gia chuyên về thiết kế và lắp đặt.
Các yêu cầu ban đầu đối với khu bếp công nghiệp cũng như người đầu bếp là khả năng hoàn thành món ăn nhanh chóng và hợp vệ sinh. Số lượng thực phẩm cần chế biến lớn nên các thiết bị cũng cần phải thực sự chuyên biệt, dễ sử dụng. Bếp công nghiệp phục vụ những nơi như: bệnh viện, trường học, nhà máy, xí nghiệp, nhà hàng, khách sạn, quán ăn…
Trong môi trường làm việc khắc nghiệt của các bếp ăn công nghiệp, biểu hiện là nhu cầu đun nấu cao, lượng dầu mỡ nhiều nên các vật dụng rất dễ bị ăn mòn bởi nhiệt độ và dầu mỡ bám dính. Lựa chọn chất liệu hợp lý để hạn chế những điều đó rất quan trọng.
Inox là một loại hợp kim có tính chống chịu lực và nhiệt cao, độ nhẵn mịn giảm thiểu sự bám dính của dầu mỡ và dễ dàng cọ rửa sau khi đun nấu. Yêu cầu của khu bếp công nghiệp phải đảm bảo hoàn chỉnh từ khâu sơ chế thực phẩm đến khi thức ăn được hoàn thành. Mỗi khu đảm nhận một vai trò riêng nên cần được lắp đặt các thiết bị một cách quy chuẩn và hệ thống.

bếp inox
Các khu chế biến cần có đối với một hệ thống bếp ăn công nghiệp là:
Khu giao nhận
Khu kho
Khu sơ chế
Khu nấu
Khu phục vụ
Khu rửa
Các khu này liên kết với nhau và hoạt động một cách liên hợp – tạo nên hệ thống bếp công nghiệp. Cần có các loại thiết bị sau để hoàn chỉnh hệ thống: thiết bị sơ chế, thiết bị nấu, thiết bị inox, thiết bị lạnh, thiết bị điện.
Các thiết bị sơ chế gồm có: dụng cụ cắt, làm nhỏ, xay thực phẩm…
Thiết bị nấu như: thiết bị làm nóng, làm chín thực phẩm
Thiết bị inox như: bàn inox, giá kệ inox, tủ quầy inox, bếp inox
Thiết bị điện: tủ giữ nóng thức ăn, thiết bị nấu nướng thức ăn bằng điện
Thiết bị lạnh: thiết bị giữ lạnh, làm đông thực phẩm…